Giỏ hàng

Xi mạ vàng 24K là gì? Tìm hiểu về mạ vàng 14K, 18K, và 24K.

Chúng ta vẫn thường nghe tới mạ vàng lên các đồ vật để làm đẹp, tăng giá trị và bảo quản tốt hơn. Rồi mạ vàng 14K, 18K hay 24K,… Vậy, thực chất mạ vàng hay xi mạ vàng là gì?

Bài viết dưới đây, Royal Gift sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản nhất về mạ vàng, cũng như tên gọi của mạ vàng 14K, 18K hay mạ vàng 24K.

Mạ vàng là gì?

Có rất nhiều khái niệm, tên gọi được đưa ra để làm rõ về mạ vàng hay xi vàng. Trong lĩnh vực chế tác kim hoàn, hay các tỉnh phía Nam thì thuật ngữ xi vàng hay được sử dụng thường xuyên, còn các tỉnh phía Bắc, hay các Công ty có quy mô bể vàng lớn như Royal Gift thì hay sử dụng thuật ngữ “mạ vàng” Tựu chung lại đều chỉ rõ một ý: mạ vàng thực chất là việc phủ một lớp vàng lên đồ vật cần mạ.

Các sản phẩm cần mạ vàng của Royal Gift được nhúng ngập sâu trong bể vàng và được mạ bằng phương pháp điện phân

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công nghệ mạ vàng: Mạ điện phân, mạ Nano, mạ sơn hiệu ứng, mạ PVD, mạ hóa học,… Tùy thuộc vào khả năng tài chính, tính thẩm mỹ, đặc điểm thi công,… để lựa chọn công nghệ mạ vàng phù hợp với từng sản phẩm cần mạ.

Một số công nghệ Xi mạ vàng trên thị trường hiện nay

Mạ vàng điện phân

Đây là công nghệ mạ được sử dụng cho tất cả các quà vàng hiện có của Royal Gift để tạo nên những quà vàng cao cấp. Công nghệ mạ điện phân được thực hiện trong bể dung dịch chứa vàng và thông qua dòng điện dựa trên nguyên tắc điện hoá: dùng dòng điện để các nguyên tử vàng bám vào âm cực (sản phẩm cần mạ). Phương pháp này giúp vàng bám đều trên bề mặt, mang lại độ bóng đẹp cao cho sản phẩm.

Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ được gắn với cực âm catôt, kim loại mạ gắn với cực dương anôt của nguồn điện trong dung dịch điện môi. Cực dương của nguồn điện sẽ hút các electron e- trong quá trình ôxi hóa và giải phóng các ion kim loại dương, dưới tác dụng lực tĩnh điện các ion dương này sẽ di chuyển về cực âm, tại đây chúng nhận lại e- trong quá trình ôxi hóa khử hình thành lớp kim loại bám trên bề mặt của vật được mạ. Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn và thời gian mạ.

Mạ Nano

Thường được sử dụng cho các vật liệu không cần nhiễm điện. Vì vậy, mạ Nano rất phù hợp khi cần mạ những đồ vật kích thước lớn, khó di chuyển như mạ kiến trúc, nhà,… Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém về nguyên liệu và nhân lực.

Hiện trên thị trường đa phần các loại quà tặng có nguồn gốc từ các cơ sở tư nhân, hay Trung Quốc đều đang sử dụng phương pháp này, nên nhiều khách hàng lầm tưởng đó là mạ vàng thật, nên nhìn bằng mắt thường khó có thể phân biệt được các sản phẩm đó có phải là mạ vàng thật (điện phân) hay chỉ là mạ vàng nano.

Mạ PVD

Phương pháp này sử dụng một chất lớp phủ nhiều tầng gồm các kim loại, hợp kim khác như Nhôm, Titan, Thép,… để tạo nên tông màu giống vàng. Bằng công nghệ này, người ta có thể tạo ra những màu sắc mong muốn bằng cách kết hợp với các kim loại khác nhau.  Ví dụ, ZnN cho ra màu vàng sáng – màu vàng ý, CrC cho ra màu xám, màu vàng hồng, màu xanh nước biển. Các sản phẩm mạ PVD thường không sử dụng vàng thật, thay vào đó chính là chất liệu PVD.

Bạn có thể bắt gặp các sản phẩm nhìn như mạ vàng thật tại các khách sạn, phòng khách, căn hộ… Các sản phẩm thường được mạ PVD bao phổ biến như tay nắm cửa, thang máy, tay vịn cầu thang, xe đẩy, các vật dụng trang trí trong gia đình. Tuy nhiên đó chỉ là màu sắc nhìn như vàng, chứ không phải là lớp mạ vàng thật

Mạ sơn hiệu ứng

Công nghệ mạ sơn hiệu ứng bao gồm 5 lớp lót, gương tráng, phủ vàng sau đó sơn nhũ vàng lên sản phẩm. Công nghệ này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng không giữ được những chi tiết nhỏ tạo nên độ sắc nét của sản phẩm.

Như đã nói phía trên, tùy theo nhu cầu, chi phí, độ thẩm mỹ của sản phẩm để lựa chọn công nghệ mạ vàng phù hợp. Lựa chọn lớp mạ vàng có độ dày càng lớn, sản phẩm càng được bảo vệ khỏi những tác động từ bên ngoài và thời gian.

Các sản phẩm mạ vàng hiện nay có mặt trên thị trường đều có màu sắc ngang bằng nhau nhưng chất liệu mạ, độ dày lớp mạ hoàn toàn khác biệt. Hiểu rõ về từng công nghệ mạ vàng sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm mạ vàng chất lượng và phù hợp.

Thế nào là mạ vàng 14K, 18K, 24K?

Ngày nay, có rất nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm mạ vàng. Có những sản phẩm gọi là mạ vàng nhưng thực chất chỉ là kim loại màu như Crom vàng, Inox vàng hay sơn vàng với giá thành rẻ. Với những sản phẩm mạ vàng cao cấp như mạ vàng 24K của Royal Gift lại có giá thành đắt hơn khiến người tiêu dùng phân vân. Vậy, mạ vàng 24K, 18K, 14K là gì?

Một sản phẩm của Royal Gift sau khi được mạ vàng sáng bóng, sang trọng.

Vàng 24K còn gọi là vàng 99,999, vàng ta. Mạ vàng 24K sẽ mang đến vẻ đẹp độc đáo, sang trọng và tinh tế cho sản phẩm. Khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm mạ vàng 24K bẳng cách sử dụng máy quang phổ để kiểm tra hàm lượng vàng trong sản phẩm.

Vàng 18K là loại vàng có hàm lượng vàng nguyên chất chiếm 75%. Vàng 18K thường được gọi là loại vàng 7 tuổi rưỡi. Trong hàm lượng vàng 18K thường sẽ có 75% vàng và 25% kim loại quý khác. Các kim loại này sẽ có tác dụng làm giảm màu vàng và đẩy độ sáng bóng và tăng độ cứng cho sản phẩm.

Tuy nhiên, trên thị trường, hoặc tuỳ theo sở thích của mỗi cá nhân muốn “sắc vàng 18K” khác nhau, nếu như vàng 18K Ý thường có màu sáng, vàng chanh nhẹ thì vàng 18K kiểu Nga sẽ có độ đỏ hơn

Trong chế tác trang sức, thường thì khách hàng ưa chuộng sử dụng vàng 18K hơn vàng 24k, vì sắc vàng không quá lớn như vàng 24K. Đối với Royal Gift thì ngoài mạ vàng 24K là chủ yếu thì một số sản phẩm, bề mặt cần tăng độ cứng, độ mài mòn thì đội ngũ kỹ sư vẫn mạ vàng 18K theo yêu cầu của khách hàng.

Vàng 14K còn gọi là vàng tây. Vàng 14K là hợp kim giữa vàng và một số kim loại “màu” khác với hàm lượng vàng nguyên chất khoảng 58,3%. Trong chế tác kim hoàn thì vàng 14K cũng được sử dụng nhiều, đặc biệt áp dụng đối với những mẫu thiết kế đổi hỏi độ cứng cao, hạn chế cong, vênh hay biến dạng trong quá trình sử dụng.

Royal Gift hiếm khi mạ vàng 14K cho khách hay các loại quà vàng khác, vì loại vàng này không phổ biến trong quá trình chế tác. Ngoài ra, việc pha chế bể vàng 14K khá tốn kém, nếu không sử dụng nhiều và thương xuyên khiến bể vàng có nguy cơ hỏng. Chính vì vậy, các kỹ sư chủ yếu sử dụng vàng 24K tại Việt Nam.

Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp khách hàng có thể phân biệt, nhận biết được những khái niệm cơ bản thế nào là mạ vàng thật, hay là mạ vàng giả, thế nào là vàng 14K, 18K, 24K.  Đặc biệt, những thông tin hữu ích đó sẽ giúp khách hàng lựa chọn những sản phẩm mạ vàng cao cấp, tránh mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng; khách hàng nên lựa chọn những đơn vị mạ vàng có uy tín, có hóa đơn chứng từ và chế độ bảo hành rõ ràng.

Với 8 năm kinh nghiệm trong chế tác quà vàng, sử dụng công nghệ mạ vàng điện phân và vàng 24K làm nguyên liệu chính, Royal Gift cam kết mang đến những quà vàng cao cấp, chắc chắn làm khách hàng hài lòng và an tâm.

Những chủ đề liên quan đến xi mạ vàng, mạ vàng 14k, 18k, 24k

Xi vàng 24K

Mạ vàng 24K

Mạ vàng là gì

Mạ vàng có bền không

Mạ vàng 14K là gì

Mạ vàng 18K là gì

 

 

Lê Tân Việt

Tôi là Lê Tân Việt người sáng lập Royal Gift - Quà tặng Hoàng gia. Là thương hiệu tiên phong trong công nghệ mạ vàng và chế tác Quà cao cấp tại Việt Nam. Với ước muốn xây dựng thương hiệu Quà tặng của người Việt, chế tác thủ công bởi người Việt. Những món quà do Royal Gift chế tác đều mang dấu nét về vùng miền, văn hoá và địa danh lịch sử của Việt Nam, những món quà phù hợp để tặng cho du khách, chính khách và người nước ngoài.

Hy vọng, thông qua những bài chia sẻ sẽ giúp các bạn lựa chọn được những món quà ý nghĩa, cũng như những chia sẻ, góp ý để giúp thương hiệu quà tặng của người Việt thành công hơn nữa

Rất mong nhận được những comment nhận xét của bạn bên dưới, hoặc có thể chia sẻ trực tiếp với mình theo thông tin:

Facebook:  Lê Tân Việt  | Royal Gift

Instagram: 

https://www.instagram.com/tanvietrg/

https://www.instagram.com/quahoanggia/