Giỏ hàng

Nghệ thuật gói quà theo phong cách độc đáo của người Nhật

Khi trào lưu bảo vệ môi trường sống, khuyến khích mọi người hạn chế sử dụng túi ni lông và ưu tiên chọn các sản phẩm an toàn cho môi trường ngày càng rầm rộ, người ta lại nghĩ đến phong cách gói quà độc đáo của người Nhật, họ thường xuyên dùng khăn Furoshiki, giấy gói và tạo nên nghệ thuật gói quà độc đáo khiến cả thế giới ngưỡng mộ.

 

Nhật Bản có một phong cách gói quà đặc biệt, được gọi là Tsutsumi, sử dụng giấy và vải để thay thế những gói quà đơn giản nhưng vẫn mang đến một sự thanh lịch cho món quà.

Những lưu ý khi gói quà trong văn hoá Nhật Bản

Khi nói đến quà tặng, người Nhật quan tâm đến hình thức món quà được gói ghem như thế nào hơn là giá trị của món quà đem lại cho người được tặng. Điều đó đặc biệt quan trọng vì với người Nhật, nó thể hiện người gói món quà có thực sự khéo léo, ý quan tâm hay coi trọng món quà mà người đó mang tặng hay không. Đồng thời, nghệ thuật gói quà giúp người Nhật thể hiện tình cảm, cử chỉ, tính cách của người tặng và đem lại cho họ một món quà thật sự ý nghĩa.

Tranh hoa sen mạ vàng được chế tác từ những sợi kim loại quý của Royal Gift là món quà tặng người nước ngoài độc đáo và đầy ý nghĩa

Theo ông Lê Tân Việt - đại diện thương hiệu quà tặng cao cấp Royal Gift chia sẻ: "Để quà tặng mang bản sắc Nhật Bản, bạn hãy chú ý đến phong cách gói quà của người Nhật, nên dùng giấy Washi hoặc khăn Furoshiki. Đặc biệt khăn Furoshiki được sử dụng rất nhiều trong văn hóa tặng quà của người Nhật. Khi đó, ngoài quà tặng bên trong, màu sắc hoa văn của khăn cũng được lựa chọn kĩ càng sao cho phù hợp với người nhận và sự kiện".

Khi gói quà, màu sắc cũng là một yếu tố phải cân nhắc. Ở Nhật, đỏ được xem là màu tràn đầy sức sống và tượng trưng cho sự trường thọ nên thích hợp cho quà sinh nhật, lễ cưới thì kết hợp đỏ - trắng. An toàn nhất là sử dụng màu pastel, đặc biệt là hồng và vàng, vì tông màu sáng, tươi vui của chúng phù hợp với hầu hết các sự kiện. 

Nếu gói quà theo phong cách Tây Âu, bạn có thể sáng tạo tùy thích, nhưng nếu trang trí bằng nút thắt Mizuhiki, bạn cần phải chú ý về hình dáng và màu sắc của nút thắt sao cho không bị nhầm lẫn dẫn đến thất lễ.

Ý nghĩa nghệ thuật gói quà Furoshiki của người Nhật

Theo một số tài liệu về lịch sử văn hóa Nhật Bản thì Furoshiki bắt đầu xuất hiện vào triều đại Nại Lương (Nara, từ năm 710-794) với tên gọi tsutsumi (có nghĩa là cái bọc). Tsutsumi hay được dùng để gói những vật phẩm quý giá như vàng bạc châu báu của hoàng triều tại đền Todai-ji).

Dần dần, hình thức gói quà này được sử dụng nhiều hơn vào các việc khác như gói, bảo quản đồ, vận chuyển hàng hóa, trải lên sàn nhà… Một số tài liệu cho rằng cách gói quà Furoshiki bắt nguồn từ văn hóa tắm hơi của người Nhật cổ (vì “Furo” có nghĩa là tắm rửa).

"Món quà không chỉ là lời chúc mừng những dịp lễ tết, lời cảm ơn mà còn nói thay cho lời chào hỏi khi đến chơi nhà hoặc được mời cơm. Một món quà tặng được gói theo phong cách Furoshiki thể hiện lối ứng xử lịch thiệp đồng thời thể hiện cách sống tiết kiệm và ý thức bảo vệ môi trường của người Nhật" - ông Việt cho biết.

Furoshiki – nghệ thuật gói quà bằng vải truyền thống độc đáo được người Nhật ứng dụng rất phổ biến như một cách để tôn vinh và lưu truyền nét đẹp văn hoá Nhật Bản

Thú vị hơn là vải gói món quà của người này có thể dùng để gói món quà để trao tay người khác như một cách để chuyền tay nhau tình cảm và niềm vui. Ngoài ra, việc sử dụng túi vải Furoshiki còn thể hiện sự tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nếu sử dụng túi vải Furoshiki thay thế cho túi nylon và túi nhựa như thói quen của người Nhật sẽ là một cách cải thiện điều kiện môi trường hiệu quả.

Quà tặng lưu niệm người Nhật thích khi đến Việt Nam

Người Nhật rất thích những món quà lưu niệm mang biểu tưởng, bản sắc dân tộc địa phương. Với họ, việc được nhận quà lưu niệm từ những người bạn ở xa là điều rất quý giá, họ sẽ nâng niu, giữ gìn cẩn thận. 

Bạn có thể tặng người Nhật những sản vật của quê hương như: áo dài, đồ gốm, đồ thổ cẩm, nón lá, đồ thủ công... Những món quà này thường được trưng bày ở những khu du lịch, địa điểm tham quan, vui chơi hoặc tại các làng nghề. Với những đối tác quan trọng như sếp, VIP... để gầy dựng mối quan hệ tốt hơn, một lời khuyên là bạn nên đầu tư trong việc lựa chọn quà tặng cho phù hợp và ý nghĩa với người được tặng. 

Ông Việt bật mí thêm: "Vào những dịp lễ, Tết, kỷ niệm, gặp mặt hợp tác làm ăn hay chia tay với đối tác là người nước ngoài, khách hàng thường chọn các món quà chế tác thủ công tinh xảo, mang biểu tượng bản sắc văn hoá Việt như Khuê Văn Các, tháp Rùa, Toà nhà UBNDTP... nhằm gây ấn tượng với đối tác và cũng là góp phần rất lớn trong việc quảng bá văn hoá dân tộc".

Tượng cô gái Việt Nam với hình ảnh tà áo dài quốc phục và chiếc nón lá truyền thống đậm bản sắc dân tộc là món quà lưu niệm rất được khách nước ngoài ưa chuộng

Xu hướng quà tặng mạ vàng cao cấp ngày càng mở rộng, chính vì thế, thị trường quà tặng về lĩnh vực này đã xuất hiện ít nhiều các trang web bán hàng nhái, hàng giả kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến uy tín với người tiêu dùng. Chính vì vậy, khách hàng hãy nên là người tiêu dùng thông minh, tìm hiểu kỹ các thương hiệu để chọn món quà mang giá trị thực và ý nghĩa - ông Việt cho biết.

Những chủ đề liên quan nghệ thuật gói quà theo phong cách nhật bản

Văn hóa quà tặng người Nhật

Nghệ thuật gói quà của người Nhật Bản

Giấy gói quà Nhật Bản

Furoshiki

Quà tặng cho người Nhật Bản

Người Nhật thích quà gì ở Việt Nam

 

Nguyễn Tuyền

Xin chào các bạn, mình là Nguyễn Tuyền - Biên tập viên của Công ty cổ phần quà tặng Hoàng Gia (Royal Gift). Mình tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí, đam mê viết lách và mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của mình tới bạn đọc. Hy vọng những bài viết của mình sẽ có những thông tin mà bạn đang tìm kiếm.