Giỏ hàng

Câu chuyện thầy trò và cuộc sống thời kỳ hội nhập

Có thể nói rằng, xã hội loài người đã trải qua nhiều chế độ khác nhau, vị trí, vai trò của người thầy trong từng chế độ đó cũng được quan niệm khác nhau. Bước vào cuộc sống thời hội nhập, sự thay đổi hành vi về việc tiếp nhận tri thức, về mối quan hệ thầy trò, về những điều dạy và học diễn ra trong cuộc sống được nhiều người quan tâm.

Câu chuyện truyền cảm hứng về “người thầy 4.0”

Đó là thầy giáo Đỗ Đức Anh, giáo viên Ngữ văn trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM, là thầy giáo trẻ rất nổi tiếng, đem lại nguồn cảm hứng dạy và học với phương pháp dạy học "không giống ai" khi ra đề yêu cầu 6 bài tập về nhà có thể nói là độc nhất vô nhị, chẳng hạn như "Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả năm học vừa rồi chưa được như ý", "Hãy luôn là một người tử tế và hạnh phúc", "Hãy tận hưởng mùa hè của mình với tất cả năng lượng tuổi trẻ"... Với nội dung này thì chắc hẳn mỗi học sinh phải dành cả đời mới hoàn thành bài tập đặc biệt này.

Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất - trích câu nói nổi tiếng của Bác Hồ chia sẻ về nghề giáo viên

Theo chia sẻ của thầy, thì đây là 1 phần trong  dự án "Học văn từ cuộc sống" với chủ đề “Có thư trên bậu cửa”, theo đó, thầy đã chuyển đề bài thi này theo hình thức nhờ phụ huynh gửi ở gối, hoặc trên bậu cửa sổ. Và kết quả là dự án này đã đem lại sự hào hứng cho các em học sinh và nó đã đem về một thành tựu rực rỡ trong sự nghiệp gõ đầu trẻ của thầy Đức Anh.

Sau một khoảng thời gian chọn phương án giảng dạy an toàn và khi đã hiểu học trò hơn, thầy đã quyết định chọn phương pháp dạy “phá cách” trong bộ môn văn của mình bằng các hình thức độc lạ như: họp báo, chiếu phim, thuyết trình, dã ngoại... Các em thể hiện khả năng trên bục giảng, còn thầy làm họ trò, ngồi lắng nghe các em học sinh trình bày đề tài và đưa ra nhận xét. Chính nhờ vậy, các tiết học văn với học sinh trở nên hứng khởi và kích thích tình yêu của các em dành cho môn vốn mang tiếng là buồn ngủ và khó nuốt.

Đứng trước thời kỳ hội nhập, người thầy là chiếc cầu nối

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Theo lẽ này, Bác rất xem trọng việc dạy học và coi đó là một nghề cao quý, gánh trọng trách rèn luyện những thế hệ con người đủ tâm, tầm để xây dựng và phát triển xã hội.

Có thể nói sự cống hiến của người thầy rất thầm lặng, nhưng không vì thế mà giáo viên không ngừng nổ lực để trở thành một người thầy tốt và hữu ích cho học trò, cho xã hội. Vì thế, Người dạy: “Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.

Mô hình Khuê Văn Các mạ vàng - biểu tưởng đỉnh cao cho nền giáo dục, đề cao tinh thần hiếu học của người Việt Nam

Trong thời đại hội nhập, tri thức không còn phụ thuộc bản quyền riêng của giáo viên nữa mà bản thân học trò có thể tìm kiếm tri thức ở rất nhiều nguồn khác nhau, đa dạng và phong phú từ internet, bạn bè, các ứng dụng 4.0... Nhưng điểm yếu là quá nhiều luồng thông tin nên tính chuẩn xác là vấn đề lớn và thực tế đã xảy ra những vụ việc tranh cãi "đúng - sai" giữa các học trò, giữa phụ huynh và học sinh. Người thầy lúc này là chiếc cầu nối vững chắc và chính xác để cung cấp thêm, gia tăng kiến thức chuẩn nhất cho người học.

Mặt khác, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với việc xác định lấy người học làm trung tâm, đào tạo luôn gắn liền với thực tiễn, giảm bớt số giờ ngồi mày mò lý thuyết đồng thời gia tăng thực hành. Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội cao hơn, không chỉ gói gọi trong hai chữ tri thức, mà còn phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, để các em có thể giải quyết mọi vấn đề đặt ra trong tiến trình hội nhập.

Điều này càng khẳng định vai trò của người thầy ngày càng cao hơn, phương pháp giáo dục thay đổi để tạo ra lực lượng lao động thực sự làm chủ tiến trình phát triển, đơn cử như phương pháp được cho là “phá cách” mà thầy giáo trẻ Đức Anh đã áp dụng trong bộ môn ngữ văn của mình. Ngoài ra là còn hằng hà số giáo viên khác đang âm thầm triển khai những phương pháp dạy học mới nhất do chính thầy cô sáng tạo và tư duy.

Truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt trong thời đại mới

“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đạo lý mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam, được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp từ ngàn xưa cho đến nay. Trải qua thời gian, xã hội đổi thay và phát triển hơn, nhưng truyền thống ấy vẫn là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam không có gì có thể thay thế được. Đứng trước thời đại mới, truyền thống đó không khác xưa, vẫn “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Tranh chữ Tri ân nghệ thuật mạ vàng được chế tác hoàn toàn thủ công tại Việt Nam

Tuy nhiên, cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” ngày nay có phần thay đổi so với lúc trước. Ở xã hội ngày nay, khoảng cách giữa thầy và trò đã khác trước khá nhiều. Quan hệ giữ thầy và trò đã có sự gần gũi, thân thiện hơn và có phần được giảm nhẹ, những chuẩn mực lễ nghĩa không còn quá khắt khe và mang tính kỷ luật như thời trước. Vì thế, học trò ngày nay thể hiện sự kính trọng thầy bằng nhiều cách khác nhau, có thể gọi thầy là cha, là người người anh cả, người chị lớn của học sinh.

Đó có thể là việc bí mật tổ chức sinh nhật cho giáo viên, lên kế hoạch cho những chuyến dã ngoại cuối tuần, dành nhiều tâm tư hơn trong việc chọn quà tặng thầy cô mang nhiều giá trị về ý nghĩa, nghệ thuật độc đáo, đồng diễn trong ngày 20/11, hợp tác với thầy cô trong các phương pháp đổi mới dạy và học… 

Việt Nam chúng ta vẫn tự hào khi là một trong những quốc gia có ngày lễ tôn vinh nghề dạy học với ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Sắp tới đây, bạn hãy tặng thầy cô những lời chúc tốt đẹp nhất và thể hiện tình cảm với những người thầy, người cô bạn chịu nhiều ơn nghĩa nhé!

Những chủ đề liên quan chuyện thầy trò và cuộc sống thời hội nhập

Câu chuyện thầy trò truyền cảm hứng

Truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt

Nghề giáo là nghề cao quý

Quà tặng thầy cô giáo ý nghĩa

Quà tặng cao cấp cho giáo viên

Kính chúc thầy cô luôn thật nhiều sức khoẻ để tiếp tục vững tay chèo, lèo lái con đò tri thức!

 

Nguyễn Tuyền

Xin chào các bạn, mình là Nguyễn Tuyền - Biên tập viên của Công ty cổ phần quà tặng Hoàng Gia (Royal Gift). Mình tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí, đam mê viết lách và mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của mình tới bạn đọc. Hy vọng những bài viết của mình sẽ có những thông tin mà bạn đang tìm kiếm.